Sức khỏe là nền tảng của một cuộc sống gia đình hạnh phúc. Tuy nhiên, việc xây dựng chế độ chăm sóc sức khỏe phù hợp cho cả gia đình không hề dễ dàng vì mỗi thành viên có thể trạng khác nhau. Hãy để YTH mách bạn bí quyết chăm sóc sức khỏe nhằm thiết lập chế độ ăn uống, tập luyện và sinh hoạt phù hợp cho cả nhà bằng cách lắng nghe, thấu hiểu tình hình và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của từng người nhé!
Bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình siêu hot
Hạnh phúc không phải là điểm đến, hạnh phúc là cả một cuộc hành trình, là quãng thời gian chúng ta được sống khỏe mạnh bên gia đình và không cần lo âu một ngày nào đó bệnh tật sẽ ập đến bất ngờ. Chính vì thế, hãy trân trọng, dành thời gian bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân để hạnh phúc luôn tròn đầy.
1. Đừng để điện thoại trên giường
Điện thoại di động còn được biết đến như một “kẻ quấy phá giấc ngủ” nếu bạn đặt nó ở cạnh giường của mình. Điều này được lý giải là do bức xạ từ sóng điện thoại hoạt động 24/24 nên trong khi bạn nằm ngủ, các bức xạ này vẫn tác động lên hệ thống thần kinh khiến bạn trở nên căng thẳng hơn nên khó lấy được trạng thái thư giãn để đi vào giấc ngủ. Vì thế bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn “đầu tư” cho việc ngủ.
2. Nên tập thể dục ngoài trời
Phòng tập thể dục là nơi chứa nhiều loại vi khuẩn, vi sinh độc hại trên các tay cầm thiết bị, trên sàn tập. Bạn chỉ có thể tránh được chúng khi phải rửa tay thường xuyên, thay tất hàng ngày, rửa sạch thiết bị trước và sau tập, đi dép trong phòng tập. Đơn giản hơn là tập ngoài trời, bạn sẽ tránh được các phiền phức đó. Nên nhớ, không khí trong nhà cũng ô nhiễm gấp 2-5 lần ngoài trời.
3. Uống đủ lượng nước
Không hẳn cứ uống nước càng nhiều càng tốt. Cơ thể bạn là một hệ thống cân bằng, thận chỉ có thể thải ra 800-1000 ml nước/giờ. Trong 1 giờ, nếu uống nước quá 1000ml sẽ gây ra triệu chứng hạ natri máu.

Trong cơ thể có khoảng 60% nước. Cơ thể liên tục mất nước chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Như vậy để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày.
4. Không uống cà phê, hút thuốc khi mệt mỏi
Caffeine có tác dụng khử nước: Nếu trẻ em từ độ tuổi học cấp 1 đến cấp 3 uống nhiều cà phê hay các đồ uống chứa caffeine thì quá trình phát triển cơ thể sẽ gặp những vấn đề như: Chóng mặt, căng thẳng, buồn ngủ, ói mửa, ngất xỉu… Nếu cơ thể hấp thụ nhiều chất này khiến tim đập nhanh hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đau tim. Nếu bạn uống cà phê hay nước trà để thấy tỉnh táo hơn thì cảm giác tỉnh táo chỉ là tạm thời. Do vậy trà hay cà phê không giúp ích cho cơ thể mà còn có tác dụng ngược lại. Đó là nó gây ra hàng loạt các biểu hiện mất tập trung, mất ngủ, mỏi mệt và thường gà gật vào ban ngày ảnh hưởng đến kết quả học tập.
Theo các chuyên gia, cơ thể trẻ em khác với cơ thể của người lớn, chỉ cần hấp thụ hơn 100 milligram caffeine/ ngày cũng có thể dẫn đến chứng tăng huyết áp. Uống nhiều caffeine có thể làm tăng huyết áp, đặc biệt là ở những người đã bị tăng huyết áp. Những người bị tăng huyết áp được cho dùng 250 mg caffeine (khoảng 2 tách cà phê) thì huyết áp của họ được nâng lên sau khoảng 2-3 giờ.
Cafein gây đau tim: Nghiên cứu của Tiến sĩ Lucio Mos (Mỹ) cho thấy, những người trẻ tuổi được chẩn đoán tăng huyết áp nhẹ thì tăng gấp 4 lần nguy cơ đau tim nếu họ tiêu thụ lượng caffeine tương đương với 4 ly cà phê và uống vừa phải (2 ly cà phê) thì tăng nguy cơ 3 lần.

Khi cơ thể vô cùng mệt mỏi, bạn đừng uống cà phê hay hút thuốc để giúp tỉnh táo, nếu không sẽ gây tổn hại không thể cứu vãn cho hệ thống huyết quản, đánh trống ngực, lo âu chính là các triệu chứng nghiêm trọng. Đặc biệt vừa uống cà phê vừa hút thuốc khi mệt mỏi không chỉ tổn hại gấp đôi cho cơ thể mà hương vị và thành phần độc đáo của cà phê còn làm gia tăng cơn thèm thuốc của bạn.
5. Hãy giữ tâm trạng vui vẻ
Tâm trạng xấu là nguồn lây bệnh đáng sợ hơn cả những con virus khỏe mạnh! 80% bệnh thực ra đều là do sự chấn động thần kinh gây ra, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa và bệnh về da, bạn có thể gặp các triệu chứng như ăn quá nhiều do tâm trạng xấu, tiêu chảy hoặc da bị dị ứng.
6. Bổ sung canxi đầy đủ
Hậu quả của việc thiếu canxi không chỉ gây chuột rút, hay quên, mơ màng, mất ngủ cũng đều là tác dụng phụ của việc thiếu canxi. Bởi vì thiếu canxi sẽ ảnh hưởng tới sự trao đổi chất bình thường của các tế bào thần kinh. Thực phẩm tốt nhất để bổ sung canxi cho não là các loại đậu như đậu nành, đậu phụ…, nhưng hiệu quả của sữa đậu nành lại không hẳn tốt bởi vì trong sữa đậu nành có chứa một lượng nhỏ lactose, sẽ ảnh hưởng tới vai trò của canxi trong não.
7. Đừng bỏ hẳn chất béo trong thực phẩm
Trước hết, chất béo trong thực phẩm sẽ không chuyển hóa toàn bộ thành chất béo trong cơ thể bạn; Thứ hai, chất béo trong thực phẩm vô cùng quan trọng đối với hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể, bởi vì mỗi ngày bạn cần 25% – 35% năng lượng đến từ chất béo. Cuối cùng, nạp vừa đủ chất béo trái lại có thể tạo cảm giác no, ngăn cản bạn ăn quá nhiều.
Các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể được lưu trữ trong một thời gian lâu hơn. Do đó, hầu hết các thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp đều chứa lượng lớn chất béo bão hòa giúp tăng tuổi thọ của các mặt hàng thực phẩm đó.
Vì vậy, bạn nên hạn chế thức ăn giàu béo bão hòa để đảm bảo sức khỏe tốt, đặc biệt là trẻ em, người già và bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, cholesterol cao và bệnh tim.
Lời kết
Hệ thống thiết bj y tế YTH – Nơi cung cấp các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thiết bị y tế nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất. Chúng tôi nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng. Mọi sản phẩm của nhà thuốc đều có tem kiểm định nghiêm ngặt từ Bộ Y Tế, trang web đã đăng ký giấy phép kinh doanh với Bộ Công Thương, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về từng sản phẩm và chính sách mua hàng & đổi trả giúp khách hàng dễ dàng tra cứu.
Bài viết liên quan