Bệnh loét dạ dày tá tràng là một bệnh mà nhiều người mắc phải đặc biệt là những người trẻ tuổi hiện nay. Cuốc sống xô bồ có những áp lực vô hình đến người trẻ. Có rất nhiều biểu hiện ra bên ngoài mà bạn có thể biết về căn bệnh này. Dây là một căn bệnh gây ra một số biến chứng nguy hiểm và kéo dài từng thời kỳ.
Mục lục
Nguyên nhân bệnh loét dạ dày
Bệnh loét dạy dày tá tràng là tình trang dạ dày bị tổn thương gây nên viêm và xuất hiện các vết loét. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là người già và những người có thói quen sinh hoạt không khoa học.

Các nguyên nhân chủ yếu dưới dây:
Thứ nhất, H. pylori và NSAID làm cản trở việc bảo vệ và sửa chữa niêm mạc bình thường, khiến niêm mạc dễ bị tác động bởi acid hơn. Nhiễm H. pylori có mặt khoảng 50 – 70% bệnh nhân bị loét tá tràng và trong khoảng 30 – 50% bệnh nhân bị loét dạ dày. Nếu H. pylori bị tiệt trừ, chỉ có 10% bệnh nhân loét dạ dày tái phát, so với 70% ở bệnh nhân điều trị bằng thuốc ức chế acid. Thuốc nhóm NSAID hiện là nguyên nhân chiếm > 50% trường hợp loét tiêu hóa.
Thứ 2, Hút thuốc lá là một yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của loét và các biến chứng của chúng. Ngoài ra, hút thuốc làm giảm khả năng lành vết loét và tăng tỷ lệ tái phát. Nguy cơ loét có tương quan với số lượng thuốc lá hút mỗi ngày. Mặc dù rượu là một chất kích thích mạnh sự bài tiết axit. Nhưng không có dữ liệu chính xác nào chứng minh có mối liên quan giữa lượng rượu và sự tiến triển hoặc trì hoãn việc lành vết loét. Rất ít bệnh nhân tăng tiết gastrin do ugastrin.
Thứ 3, tiền sử thành viên gia đình có trong 50 đến 60% trẻ bị loét tá tràng.
Thứ 4, căng thẳng stress cũng là nguyên nhân khiến bạn bị viêm loét dạ dày tá tràng.
Thứ 5, chói quen ăn uống sinh hoạt không điều độ như bỏ bữa giờ ăn thất thường ăn nhiều đồ cay nóng, chua.
Những biểu hiện cho biết bị viêm loét dạ dày
Bệnh viêm loét dạ dày được biểu hiện khá rõ ràng. Ở những người trẻ tuổi thì biểu hiện ở bệnh này được thể hiện rõ ràng hơn so với người lớn tuổi. Có những biểu hiện chung và riêng đối với bệnh được thể hiện trong các trường hợp dưới đây.

Những triệu chứng chứng khi mắc phải bệnh loét dạ dày tá tràng:
- Đau thượng vị rát cồn cào.
- Ợ chua, đầy hơi.
- Giảm ăn, buồn nôn, giảm các giác ăn.
Những triệu chứng bệnh loét dạ dày cụ thể như sau:
- Đau thượng vị sau khi ăn, sụt cân.
- Đau không giảm khi ăn.
- Đau ít khi xảy vào ban đêm.
- Chướng buồn nôn, nôn.
Triệu chứng loét tá tràng có những biểu sau:
- Đau thượng vị khi đói.
- Giảm Đau sau khi ăn.
- Đau thường xảy ra vào ban đêm.
Phương pháp chẩn đoán

Có các cách chẩn đoán về bệnh loét dạ dày tá tràng phổ biến như sau:
- Nội soi là phương pháp dung phổ biến chính xác nhất hiện nay.
- Ngoài ra có thể dựa vào nồng độ gastrin huyết thanh.
- Chụp X quang dạ dày, thường chỉ thực hiện khi người bệnh không thể nội soi dạ dày.
- Xét nghiệm tìm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân bằng các dùng que thử khuẩn H.p để chẩn đoán.
Chẩn đoán loét đường tiêu hóa được nghĩ đến dựa vào tiền sử của bệnh nhân và được xác nhận bằng nội soi. Điều trị theo kinh nghiệm thường tiến hành mà không có chẩn đoán chính xác. Tuy nhiên, nội soi cho phép sinh thiết hoặc thu mẫu tế bào học của các tổn thương dạ dày và thực quản. Nhằm phân biệt giữa bệnh loét đơn thuần và ung thư dạ dày thể loét. Nội soi cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán xác định nhiễm H. pylori, điều này cần làm khi phát hiện thấy vết loét dạ dày.
Cách chứa trị bệnh loét dạ dày tá tràng
Đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng nếu không được chữa trị kỹ càng dứt điểm thì có những biến chứng không lường trước được. Cũng có thể dẫn đến ung thư, xuất huyết dạ dày. Loét dạ dày tá tràng có các cách chữa trị như sau:
- Diệt H. pylori.
- Thuốc ức chế acid: Maalox , phophalugel , pepsan.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày : Sucralfate , Bismuth.
- Thuốc kháng tiết acid dạ dày : Pantoprazol, Nexium , Rabeprazol , omeprazol.
Nếu phát hiện khuẩn H.p thì cần diệt và giảm axit dạ dày. Đối với loét tá tràng, điều đặc biệt quan trọng là ngăn chặn sự bài tiết axit về đêm.
Ngoài ra dùng các loại thuốc làm giảm và bảo vệ niêm nạc dạ dày có hiệu quả khác nhau về chi phí. Cũng như thời gian điều trị, và sự thuận tiện của liều lượng. Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc bảo vệ niêm mạc (ví dụ sucralfat) và các thủ thuật, phẫu thuật giảm acid. Liệu pháp dùng thuốc được thảo luận ở phần khác
Không những thế thói quen sinh hoạt của bạn cần phải thay đổi một cách triệt để. Ngừng hút thuốc, sử dụng các đồ uống có cồn, thời gian làm việc, ăn uống cần thay đổi. Đặc biết không bỏ bữa đặc biệt là buổi sáng. Ăn nhứng thực phẩm mềm ít có hại đến dạ dày.
Kết luận
Trên đây là những biểu hiện của bệnh loét dạ dày. Hi vọng với những thông tin trên, bạn có thể giúp bạn và gia đình có những kiến thức cần thiết để tránh những mắc phải bệnh loét dạ dày tá tràng. Trên hệ thông thiết bị y tế YTH có các thiế bị y tế cũng như kit chẩn đoán dạ dày. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ đặt hàng của chúng tôi. Chúng luôn sẵn sàng bán với giá ưu đãi đối với khách hàng. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết.
Bài viết liên quan