Khi thời tiết chuyển mùa thì trẻ thường bị sốt. Và cách hạ sốt khi chuyển mùa cho trẻ như thế nào? Bài viết của thiết bị y tế YTH này sẽ nêu ra cách hạ sốt để có thể thực hiện chăm sóc trẻ tại nhà mà không để lại di chứng. Các quý phụ huynh đọc tham khảo thêm để có kiến thức hữu ích hơn nhé!
Mục lục
Thế nào là sốt khi chuyển mùa
Khi chuyển mùa thì thời tiết hay thay đổi chuyển từ trạng thái nóng sang lạnh hoặc ngược lại. Và những lúc như vậy thì trẻ khó thích nghi ngay được nên dễ bị sốt. Khi đó thì sức đề kháng của trẻ giảm các virut, vi khuẩn,… dễ dàng xâm nhập vào làm trẻ dễ sốt hơn.
Tình trạng sốt là khi nhiệt độ cơ thể vượt 37,5 độ vì nhiệt độ bình thường của trẻ là 36,5 – 37,4 độ C. Các biểu hiện và triệu chứng khi trẻ bị sốt thường là cáu kỉnh hơn bình thường, cơ thể khó chịu, cảm thấy nóng, vã mồ hôi … Để chính xác nhất là các bố mẹ dùng nhiệt kế.

Có các loại nhệt kế: Nhiệt kế điện tử, nhiệt kế thủy ngân. Vị trí đo cũng đa dạng miệng, trán, tai, nách hậu môn. Việc đo nhiệt độ, dù ở miệng hay ở hậu môn đều chính xác, nhưng người đo nhiệt độ phải có kỹ năng sử dụng và phải vệ sinh nhiệt kế trước và sau mỗi lần đo. Nhiệt kế đo hậu môn phải có một cái riêng. Và bạn không nên dùng nhiệt kế thủy ngân để đo ở miệng, vì sẽ rất nguy hiểm nếu nhiệt kế bị vỡ.
Đo nhiệt độ ở nách là phương pháp phổ biến nhất. Nhiệt độ ở nách thường thấp hơn nhiệt độ ở trực tràng khoảng 0,5°C. Việc sử dụng nhiệt kế thủy ngân phải được giữ trong khoảng 5 đến 7 phút. Thời gian đo nách của nhiệt kế điện tử là 2 phút nên rất phù hợp cho trẻ dưới 2 tuổi.
Cách hạ sốt khi chuyển mùa cho trẻ
Có nhiều cách hạ sốt cho trẻ khi chuyển mùa. Các cách dưới đây là dùng để hạ sốt mà các bậc phụ huynh nên biết để giảm dấu hiệu hạ sốt cho trẻ. Các bậc cha mẹ tham khảo thực hiện các cách này nhé.
Nới lỏng quần áo
Khi sốt thì trẻ hay ra mồ hôi, cảm giác nóng bức khó chịu. Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, tránh mặc quần áo dày khó thoát nhiệt. Trường hợp trẻ mặc tã, cha mẹ nên cởi tã và mặc quần cho trẻ để giảm nhiệt.
Bổ sung chất điện giải và nước
Sốt nhiều mồ hôi ra cơ thể của bé dễ bị mất nước. Cần bổ dung nước và chất điện giải cho bé. Oresol là loại điện giải tốt cho trẻ cần bổ sung khi trẻ bị sốt kèm theo tiêu chảy hoặc nôn trớ. Thực tế khá khó uống và nhiều trẻ bị nôn trớ khi uống, vì vậy nên cho trẻ uống dần và nghỉ ngơi trong vòng 5 – 10 phút sau mỗi lần uống.

Chú ý khi pha Oresol: Cha mẹ nên pha cả gói với lượng nước theo hướng dẫn, không nên pha 1/2 hoặc 1/3 gói, vì như vậy sẽ làm thay đổi nồng độ chất điện giải. Những hậu quả đáng tiếc dẫn đến như: Trẻ bị co giật, rối loạn tri giác, không tỉnh táo …
Và nếu như các trẻ không uống Oresol được thì nên bổ sung nước lọc và nước trái cây như nước cam, nước chanh và sữa,.. Và đây là cách hạ sốt hữu hiệu cho bé.
Cách hạ sốt khi dùng thuốc hạ sốt
Nếu trẻ sốt >= 38,5 độ C cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt. Paracetamol là loại thuốc được khuyên dùng khi không thể loại trừ trường hợp trẻ có bị sốt xuất huyết Dengue hay không. Và đây là cách hạ sốt nhanh chóng và giúp trẻ cảm thấy bớt khó chịu hơn.
Chỉ dùng Ibuprofen nếu trẻ không sốt xuất huyết, dùng theo chỉ định của bác sĩ.

Miếng dán hạ sốt: Miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ sốt mà chỉ tạo cảm giác mát và dịu dạ dày vị trí dán.
Chườm ấm cho trẻ
Nếu trẻ sốt, cần kết hợp chườm ấm để hạ sốt cho trẻ. Sưởi ấm làm giãn nở các lỗ chân lông, giãn nở các mạch máu ngoại vi, tăng khả năng tản nhiệt, do đó hạ sốt. Cha mẹ dùng khăn nhúng vào nước ấm (Bạn có thể thử độ ấm của nước bằng cách làm ướt khuỷu tay và cảm nhận độ ấm của nó như khi tắm cho em bé.) Nếu nước lạnh, bạn nên thêm nước nóng hoặc chạy qua thay thế. bát nước ấm. Kiểm tra lại nhiệt độ và vệ sinh cơ thể cho trẻ.
Sau thời gian 15 – 30 phút, đo lại nhiệt của trẻ, không nên chườm khi nhiệt độ của trẻ 37,5 độ C. Khi chườm, lưu ý lau nhẹ nhàng, tránh ma sát gây đau, mẩn đỏ. Đây là cách hạ sốt được nhiều người dùng cho cả trẻ em lẫn người lớn.
Một số chú ý khi trẻ bị sốt
Trên đây là cách hạ sốt khi trẻ bị sốt. Nhưng các bậc cha mẹ cần lưu ý một số trường hợp không nên và nên như sau:
- Không nên nhận biết trẻ bị sốt bằng cách dùng tay sờ vào da của trẻ, bạn nên dùng nhiệt kế.
- Không mặc nhiều quần áo, đắp chăn cho trẻ nếu thấy trẻ run rẩy (vì cảm giác của trẻ là rùng mình, nhưng thân nhiệt của trẻ lúc này khá cao, nếu đắp vào thêm chăn và quần áo có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể của trẻ, dễ dẫn đến co giật).
- Khi bị sốt không nên chườm bằng nước đá, cồn cho trẻ.
- Nên để phòng thông thoáng, tránh gió lùa.
- Các cách hạ sốt trên không hiệu quả và trẻ sốt quá cáo >39 độ, sốt cáo liên tiếp 3 ngày thì nên đưa ngay đến bệnh viện hay cơ sở y tế gần nhất.
- Xuất hiện các triệu chứng như có giật, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài phân lỏng thường xuyên, ho, khó thở, chán ăn, cáu kỉnh quá mức hoặc hôn mê.Nêu đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể.
Trên đây là một số lưu ý khi trẻ bị sốt mà các bậc cha mẹ nên lưu ý. Và nếu gặp các trường hợp đó thì nên tránh thực hiện các việc làm trên. Muốn đưa đi cấp cứu kịp thời nếu trường hợp trở nặng.
Kết luận
Thiết bị y tế YTH chia sẻ về cách hạ sốt khi chuyển mùa cho trẻ cho kết quả chính xác. Ngoài ra còn biết thế nào và một số chú ý khi trẻ khi sốt. Hi vọng với những chia sẻ trên đây biết cách hạ sốt như bổ sung chất điện giải, dùng thuốc hạ sốt, dùng miếng dán hạ sốt chờm ấm cho trẻ để trẻ giảm nhiệt nhanh và an toàn.
Đặt mua sản phẩm nhiệt kế ở đâu?
Nếu bạn có nhu cầu mua các loại nhiệt kế và các sản phẩm giúp hạ sốt mà đảm bảo, hãy liên hệ ngay shop thiết bị y tế YTH. Thiết bị Y tế YTH tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các vật dụng y tế chính hãng, giá thành tốt. Để được tư vấn nhanh, vui lòng gọi hoặc nhắn Zalo hotline 0785.519.888.
YTH chúc bạn sự an lành!
Bài viết liên quan