Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi như thế nào trong mùa dịch tại nhà đúng cách? Đừng bỏ lỡ bài viết để đón nhận những thông tin hữu ích nhất cho sức khỏe của mình và của đại gia đình nhé! Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Người cao tuổi là đối tượng rất dễ mắc bệnh và bệnh diễn biến nặng khi có dịch COVID-19 xảy ra.
Trong số những nguyên tắc vàng để người cao tuổi có thể tránh được nguy cơ mắc COVID-19 là : ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, chú ý dinh dưỡng, dùng thuốc an toàn, hợp lý, duy trì vận động, tập luyện tại nhà để tăng cường sức khỏe. Cùng chúng tôi theo dõi bài viết chăm sóc sức khỏe người cao tuổi mùa dịch để xem cần biết những gì nhé!
Mục lục
Thế nào là sức khỏe người cao tuổi
Người cao tuổi hay người cao niên hay người già là những người lớn tuổi, thường có độ tuổi khoảng từ 60 trở lên. Pháp lệnh người cao tuổi ở Việt Nam (số 23/2000/PL-UBTVQH, ra ngày 28/04/2000) nhận định: “người cao tuổi có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội“.

Về sức khỏe của người cao tuổi được quan tâm hàng đầu, tại các quốc gia. Thể trạng sức khỏe khi về già rất yếu trong các động tác hoạt động của công việc. Công việc không được linh hoạt hơn về độ tuổi càng lớn càng nhiều phát sinh, bệnh tật luôn rình rập. Dinh dưỡng đối với người tuổi và tập luyện thể dục (chủ yếu là luyện dưỡng sinh) để chống lại, sự lão hóa theo tháng năm, sức đề kháng giảm đi nhiều so với tuổi thanh xuân.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trong thời kỳ dịch COVID-19
Người cao niên thường bị các bệnh như bệnh về tim mạch, bệnh về hệ hô hấp, đường tiêu hóa, bệnh về hệ tiết niệu – sinh dục, bệnh về hệ xương khớp và hệ thần kinh trung ương. Một số lớn trường hợp bệnh nặng phải nhập viện ở người cao niên là do hiện tưọng thiếu nước (dehydration). Ở người cao niên, cơ chế điều hòa nhiệt độ (thermoregulation) ở trong não bộ không còn chính xác nên một số người cao niên không cảm thấy khát nước trong khi cơ thể bị thiếu nước trầm trọng. Chế độ dinh dưỡng hợp lý đối với người cao tuổi là một phương pháp tích cực và hiệu lực chống lại sự lão hóa.
Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nước ta có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn họ mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành… Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, tập luyện có những lợi ích lớn cho sức khỏe, mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng, do vậy người cao tuổi đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Bà Hoàng Thị Hậu, 62 tuổi, ở phường Tam Thanh, thành phố Lạng Sơn cho biết : Thường thì những người cao tuổi ở đô thị thích các hoạt động thể dục đi bộ, tập dưỡng sinh ở công viên, khuôn viên ngoài trời, nhưng kể từ khi có dịch COVID-19, chúng tôi nhận thấy vận động ngoài trời là không an toàn, cho nên con cháu đã tạo điều kiện cho chúng tôi đạp xe lực kế tại nhà, để vừa duy trì cân bằng năng lượng, không bị tăng cân, vừa tốt cho tim mạch.
Anh Phan Anh Tuấn ở thị trấn Lộc Bình chia sẻ : Bố mẹ tôi đều đã ngoài 70 tuổi, từ khi có dịch COVID-19, ông bà vẫn đều đặn duy trì vận động tại nhà, ngoài việc chăm sóc vật nuôi, làm vườn, thì các cụ còn nâng tạ, khi thì nâng tạ ở ban công, khi thì vừa nâng tạ vừa theo dõi tin tức thời sự trước màn hình ti vi. Thậm chí bố mẹ tôi còn tự làm thêm tạ tay có trọng lượng khác nhau bằng cách cho đỗ hoặc ngô, nặng từ 0,5kg- 2kg vào trong các chai, lọ. Các cụ luôn vui vẻ có lẽ là nhờ vận động đều đặn mỗi ngày.
Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo chuyên gia
Viện Dinh dưỡng Quốc gia- Bộ Y tế cũng khuyến cáo: ở người cao tuổi thường có sự giảm dần về sức mạnh cũng như khả năng chịu đựng của cơ xương, cơ tim. Lối sống tĩnh tại, ít vận động càng làm cho sự suy giảm này diễn ra nhanh hơn và làm tăng nguy cơ bệnh tật. Luyện tập thể lực đều đặn làm tăng cường sức khỏe, hạn chế mắc các bệnh tim mạch, góp phần làm giảm cân nặng trong trường hợp thừa cân, chống loãng xương, cải thiện cơ lực và các hoạt động chức năng, cải thiện tâm lý. Chế độ luyện tập của người cao tuổi nên thực hiện đều đặn từ 3 – 5 ngày một tuần, mỗi lần khoảng 20 – 60 phút. Mức độ luyện tập nên vừa phải vì khả năng gắng sức tối đa ở người cao tuổi thường bị suy giảm. Hơn nữa, người cao tuổi thường có các bệnh mạch vành, bệnh thoái hóa xương khớp. Người thân nên hướng dẫn cho người cao tuổi cách tự theo dõi và phát hiện các triệu chứng của bệnh mạch vành, cao huyết áp và phải biết ngừng luyện tập ngay nếu thấy các triệu chứng này xuất hiện.

Theo tài liệu Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Bộ Y tế, có rất nhiều bài tập dễ thực hiện, thuận tiện và không tốn kém cho người cao tuổi như : nâng tạ với các động tác gập/duỗi khuỷu tay, dạng vai từ 7-15 lần cho mỗi động tác, lặp lại 3 hiệp; Đứng lên ngồi xuống 7-15 lần tùy theo sức khỏe, đứng trên mũi chân, đứng trên gót chân, có ghế/thanh vịn phía trước để đảm bảo an toàn; Các bài tập duy trì sức bền: đạp xe lực kế, bước tại chỗ; Các bài tập thăng bằng: đứng mũi chân chạm gót, đứng chụm chân, đứng trên 1 chân hoặc tập thái cực quyền… Tập duy trì 30 phút/ngày, 5 ngày/ tuần đối với tập sức bền (đạp xe, đi bộ). Các bài tập thăng bằng, tập khỏe cơ: tập 3 buổi/tuần, mỗi buổi 30 phút. Có thể chia ngắn các buổi tập 10- 15 phút/ buổi đối với người cao tuổi yếu hơn. Khi tập người cao tuổi vẫn có thể vừa nói chuyện được là mức độ tập vừa với sức.
Chất lượng cuộc sống của người cao tuổi phụ thuộc rất nhiều vào sự quan tâm của những người xung quanh, đặc biệt là trong thời kỳ dịch bệnh COVID-19 kéo dài. Những người thân trong gia đình và cộng đồng cần thể hiện sự quan tâm qua những hoạt động chăm sóc cụ thể, phù hợp. Ngoài những yếu tố rất quan trọng là dinh dưỡng hợp lý, lối sống lành mạnh, được kiểm tra sức khỏe định kỳ, được an toàn… thì người cao tuổi cần được quan tâm chế độ vận động để giúp họ có một cuộc sống có chất lượng, mạnh khỏe, thoải mái về thể chất và tinh thần, trở thành những “cây cổ thụ” vững vàng trong đại dịch COVID-19.
Lời kết
Hệ thống thiết bị y tế YTH – Nơi cung cấp các thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe, làm đẹp, thiết bị y tế nhập khẩu chính hãng từ nhà sản xuất. Chúng tôi nói không với hàng giả, hàng kém chất lượng. Mọi sản phẩm của nhà thuốc đều có tem kiểm định nghiêm ngặt từ Bộ Y Tế, trang web đã đăng ký giấy phép kinh doanh với Bộ Công Thương, cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về từng sản phẩm và chính sách mua hàng & đổi trả giúp khách hàng dễ dàng tra cứu.
Bài viết liên quan