Mục lục
Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán chức năng thận
Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận, có thể xảy ra đột ngột gọi là suy thận cấp hoặc diễn tiến từ từ gọi là suy thận mạn. Khi suy thận cấp, chức năng thận có thể hồi phục được. Suy thận mạn là chức năng thận suy giảm dần và cuối cùng mất hoàn toàn chức năng, lúc này cần có các biên pháp điều trị hỗ trợ cho chức năng thận thì cơ thể mới sống được.
Biểu hiện lâm sàng của suy thận
Chẩn đoán chức năng suy thận chỉ có biểu hiện lâm sàng khi bị hủy hoại >90% đơn vị hoạt động của cả hai thận. Vì thế biểu hiện lâm sàng rất mơ hồ, chỉ rõ ràng khi suy thận cấp hoặc suy thận mạn ở giai đoạn cuối
– Lượng nước tiểu giảm (thiểu niệu, vô niệu) hoặc lượng nước tiểu tăng (đa niệu, đặc biệt đa niệu về đêm)
– Các triệu chứng của thừa nước: phù, tăng huyết áp, suy tim, phù phổi, phù não.
– Các triệu chứng của tăng các chất độc trong máu: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đau cơ, đau xương khớp, co rút cơ hoặc liệt, loạn nhịp tim, khó ngủ, nổi mẫn da…
– Các triệu chứng của thiếu máu: da xanh xao, chóng mặt…
– Kèm theo các triệu chứng của bệnh lý gây suy thận: tiêu chảy, phỏng, chảy máu cấp, đau lưng, đau bụng, tiểu khó.
Tổng phân tích nước tiểu
Nước tiểu bình thường có tỉ trọng là 1,01 -1,020. Nhưng ở người có chức năng thận suy giảm, nước tiểu bị giảm độ cô đặc, vì thế tỷ trọng cũng thấp hơn. Xét nghiệm này thường được chỉ định để chẩn đoán cho người nghi ngời mắc bệnh về thận. Ngoài ra, chỉ số protein trong nước tiểu cũng giúp các bác sĩ nhận định và chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm đạm niêu 24h
Xét nghiệm định lượng đạm niệu 24h
Ở người khoẻ mạnh, protein trong nước tiểu là 0-0,2g/l/24h. Ở người bị thương tổn cầu thận, suy thận, viêm cầu thận, bệnh lý liên quan như tăng huyết áp, đái tháo đường, lupus ban đỏ,..
Xét nghiệm sinh hoá máu giúp chẩn đoán chức năng thận
Để chính xác hơn, người ta thường làm song song xét nghiệm urea/ máu và urea/ nước tiểu, creatinine/máu và creatinine/ nước tiểu. Từ đó tính ra độ thanh thải creatinine. Bình thường, độ thanh thải creatinine 70-120mL/phút. Độ thanh thải creatinine giảm phản ánh sự suy giảm chức năng thận.
Xét nghiệm Ure máu
Ure là một dạng sản phẩm thoái hoá của protein, được lọc ở cầu thận trước khi thải ra ngoài cùng nước tiểu. Xét nghiệm chỉ số này có thể đánh giá chức năng thận, theo dõi các bệnh lý liên quan. Nếu chức năng thận bình thường, chỉ số giá trị Ure trong máu nằm trong khoảng 2.5 – 7.5 mmol/l.

Nếu chỉ số Ure tỏng máu tăng bất thường, rất có thể đây là báo hiệu của bệnh sỏi thận, viêm cầu thận niệu quản, viêm ống thận, tiêu chảy, mất nước.
Xét nghiệm Creatinin huyết thanh
Chẩn đoán chức năng thận khi creatinin bởi đây là sản phẩm thoái hoá của Creatin trong các cơ, đào thải ở thận. Chỉ số Creatinin trong máu giúp đánh giá chức năng ở thận. Ở nam giới, Creatinin bình thường là 0.6 – 1.2 mg/dl, còn ở nữ giới là 0.5 – 1.1 mg/dl. Nếu nồng độ Creatinin tăng bất thường, có thể đó là biểu hiện của việc chức năng thận bị rối loạn. Nguyên nhân là do chức năng của thận suy giảm, dẫn tới việc lọc Creatinin kém

Khi nồng độ Creatinin trong máu tăng bất thường, có thể chức năng thận bị rối loạn. Nguyên nhân do chức năng thận suy giảm, dẫn tới khả năng lọc Creatinin kém đi, nồng độ Creatinin từ đó cũng tăng cao hơn. Đặc biệt với bệnh nhân suy thận, cấp độ suy thận càng nặng, chỉ số Creatinin càng cao.
-
Suy thận cấp độ 1: creatinin dưới 130 mmol/l
-
Suy thận cấp độ 2: creatinin từ 130 – 299 mmol/l
-
Suy thận cấp độ 3a: creatinin từ 300 – 499 mmol/l
-
Suy thận cấp độ 3b: creatinin từ 500 – 899 mmol/l
-
Suy thận cấp độ 4: creatinin trên 900 mmol/l.
Chỉ số creatinin máu thường phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, khối lượng cơ, hoạt động thể lực,… Khi bác sỹ nghi ngờ xét nghiệm creatinin không chính xác có thể chỉ định xét nghiệm cystatin C máu. Giá trị bình thường của cystatin C máu từ 0.31 – 0.99 mg/L.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán chức năng thận bằng cách siêu âm giúp phát hiện tình trạng ứ nước ở thận do tắc nghẽn niệu quản. Người bị ứa nước thận 2 bên có thể dẫn đến suy thận cấp hoặc mãn tính. Siêu âm thấy thận nhỏ, có nhiều nang, mất phân biệt với vỏ tuỷ, thay đổi cấu trúc,..Siêu âm hiện này có thể phát hiện khối u hoặc sỏi thận. Chụp CT Scan: đây là phương pháp thăm dò hình ảnh bằng tia X, giúp phản ánh rõ hình ảnh của toàn bộ hệ tiết niệu.
Phương pháp đánh giá này thường chỉ định với trường hợp nghi bị suy thận do tắc nghẽn đường tiết niệu. Nếu muốn dựng hình toàn bộ đường tiết niệu¸ bác sỹ sẽ chụp CT scan có tiêm thuốc cản quang với máy chụp đa lát cắt.
Người bệnh sẽ nằm cố định trên bàn trượt và sẽ trượt vào bên trong máy chụp cắt lớp có hình dáng giống hình trụ. Quá trình này không gây đau đớn. Một ống tia X từ từ quay xung quanh người bệnh, chụp nhiều ảnh từ mọi hướng. Máy tính sẽ kết hợp các hình ảnh đã được chụp để tạo ra một cái nhìn hai chiều trên màn hình máy tính.
Người bệnh có thể cần chụp CT nếu gặp vấn đề với cấu trúc xương nhỏ hoặc bị chấn thương nặng ở não, tủy sống, ngực, bụng hoặc xương chậu. Đôi khi, người bệnh có thể được sử dụng thuốc cản quang để làm cho một số bộ phận của cơ thể hiển thị tốt hơn khi chụp. Ngoài ra, chụp CT tốn nhiều chi phí hơn và mất nhiều thời gian hơn so với chụp X-quang thông thường.
Trên đây là một số cách xét nghiệm phổ biến đối với xét nghiệm thận. Tuỳ vào biểu hiện tình trạng sức khoẻ của người bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm phù hợp. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy liên hệ chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất từ đội ngũ bác sĩ tận tâm nhất! Nếu bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín thì thiết bị y tế YTH chính là đơn vị mà bạn cần tìm.
Bài viết liên quan